Nguồn tài nguyên từ thiên nhiên ngày một cạn kiệt nhất là nguyên liệu hóa thạch, sự biến đổi của khí hậu, hiệu ứng nhà kính ngày một gia tăng, môi trường sinh thái ô nhiễm. Khái niệm nền kinh tế tuần hoàn ngày một được nhắc đến hiều hơn. Tăng trưởng kinh tế và thay đổi mô hình tiêu thụ và sản xuất đang dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng chất thải nhựa trên toàn thế giới. Ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như nhiều khu vực đang phát triển khác, lượng nhựa tiêu thụ đã gia tăng đáng kể so với mức trung bình của thế giới do tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Trong khi đó nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên hóa thạch hay các nguồn tài nguyên khác đang dần cạn kiệt, sư dụng nguồn năng lượng tái tạo hay ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đang là su hướng chung của thế giới nhằm chung tay bảo vệ trái đất xanh chống lại sự biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính .
Do lượng phát sinh chất thải nhựa ngày càng nhiều nên chất thải nhựa đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong dòng chất thải rắn. Trong thành phần chất thải đô thị và công nghiệp ở các thành phố, tỷ lệ chất thải nhựa chỉ đứng sau chất thải thực phẩm và chất thải giấy. Gia tăng chất thải nhựa đã trở thành một thách thức lớn đối với các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường. Do thiếu quản lý tổng thể chất thải rắn nên hầu hết chất thải nhựa không được thu gom đúng cách hay không được xử lý phù hợp để tránh các tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tái chế có thể giúp thu gom và xử lý chất thải nhựa theo cách thân thiện môi trường và có thể được chuyển đổi thành tài nguyên. Trong hầu hết các trường hợp, tái chế chất thải nhựa có thể có giá trị kinh tế vì nó tạo ra nguồn tài nguyên vốn đang có nhu cầu cao. Tái chế chất thải nhựa cũng mang lại tiềm năng lớn cho bảo tồn tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính.
Nguồn: https://12m-15m.org/
Xem thêm bài viết khác: https://12m-15m.org/category/moi-truong