Phương pháp trị tiểu đường bằng khổ qua rừng như thế nào?
Khổ qua là loại quả quen thuộc dùng trong chế biến món ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, loại quả có vị đắng đặc trưng này lại có tác dụng chữa bệnh rất tốt như: trị đau đầu, chốc lở, vàng da, tiểu đường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những công dụng khổ qua trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.
Giới thiệu về cây khổ qua rừng
Khổ qua rừng (hay còn gọi là mướp đắng, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng dương) là loại quả rất phổ biến ở những nước nhiệt đới, cận xích đạo. Khổ qua là loại của của cây thân leo, có tua đơn và mảnh. Thân cây khổ qua có cạnh, các lá mọc so le với nhau với 5 – 7 thùy. Mép lá có răng cưa, mặt dưới nhạt, mặt trên đậm hơn, ở lá có gân.
Hoa khổ qua rừng có màu vàng, gồm hoa đực và hoa cái, mọc lên ở nách lá. Quả có hình thoi, mặt vỏ lồi lõm. Quả có màu xanh và chuyển sang vàng hồng khi chín. Hạt khổ qua giống như hạt bí ngô, bao bên ngoài là màng màu đỏ.
Thành phần hóa học, tác dụng dược lí của khổ qua rừng
Để biết được khổ qua trị bệnh tiểu đường như thế nào, chúng ta cần biết thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lí của loại quả này.
Thành phần hóa học của khổ qua rừng
Có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về loại quả này. Theo đó, trong khổ qua rừng có chứa các thành phần như sau:
– Các Glucosid triterpenic: Charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm Stigmastadienol.
– Nhóm chất có tác dụng hạ đường huyết như: Pugazenthi – S – Murthy, Kakara (chiết xuất từ 3 chất khác nhau).
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra 17 loại Acid amin thiết yếu và không thiết yếu và các chất khác trong khổ qua rừng như:
– Lipid (gồm Lipid không phân cực, Glucolipid và Phospholipid): Chiếm khoảng 0.76% (tính theo trọng lượng khô).
– Các sắc tố, chủ yếu là Lycopen: Hàm lượng Lycopen tăng dần theo độ chín của quả.
– Các Vitamin: Vitamin B1 (0.8mg); Vitamin B2 (0.2mg); Vitamin PP (3.72mg); Vitamin E (18.7mg); β – caroten (0.56mg) – tính trên 100gr mướp đắng.
– Các khoáng chất (nguyên tố vi lượng): Mg, Ca, Cu, Fe, Zn.
– Alcol bậc nhất và Aldehyl như: Myrtenol, Benzylaleol, Hexanol,…
#tritieuduong #khoquarung
Cũng theo các nhà khoa học, các thành phần hóa học này không chỉ tìm thấy trong quả mướp đắng mà nó còn có trong lá và hạt. Tuy nhiên, với hàm lượng khác nhau và ít hơn so với quả, vì thế, sử dụng quả khổ qua trị bệnh tiểu đường vẫn được nhiều người áp dụng hơn.
—————————————————————————————————————————————-
Hotline: 0896671878
Website:
Youtube channel:
Fanpage:
Shopee:
Sendo:
—————————————————————————————————————————————-
Các bạn ủng hộ nhà thuốc có thêm kinh phí duy trì hoạt động. Xin cám ơn rất nhiều !
THÔNG TIN DONATE:
👍 Donate qua Paypal:
—————————————————————————————————————————————-
Thấy hay hãy like, share, comment and subscribe để ủng hộ nhà thuốc ra thêm nhiều clip chia sẽ bệnh cho mọi người!
Nguồn: https://12m-15m.org/
Xem thêm bài viết khác: https://12m-15m.org/category/khoe-dep
Khổ qua là loại quả quen thuộc dùng trong chế biến món ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, loại quả có vị đắng đặc trưng này lại có tác dụng chữa bệnh rất tốt như: trị đau đầu, chốc lở, vàng da, tiểu đường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những công dụng khổ qua trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.