Chỉ mới đây thôi, báo chí Ấn Độ đã khẳng định một cách rõ mồn một về việc các chiến đấu cơ Nga là ‘vô dụng’, nhưng nay, vì căng thẳng với Trung Quốc, đã đến lúc phải tỉnh táo.
Không quân Ấn Độ báo cáo hỏa tốc lên chính phủ
Đối với Ấn Độ, thời kỳ vận động chính trị và tham nhũng ngân sách trong mảng mua sắm khí tài quân sự đã hết. Nhất là trong lĩnh vực khí tài hàng không bởi tình hình đã đến mực nguy nhập.
Chỉ mới đây thôi, báo chí Ấn Độ đã khẳng định một cách rõ mồn một về việc các máy bay của Nga không dùng vào được việc gì. Nhưng vì cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc, đã đến lúc phải tỉnh táo.
Không quân Ấn Độ mới đây đã gửi lên chính phủ công văn hỏa tốc yêu cầu mua của Nga 33 máy bay tiêm kích – 12 chiếc Su-30MKI sản xuất mới và 21 chiếc MiG-29 từ Nga.
Nguồn tin của hãng thông tấn ANI (Ấn Độ) trong chính phủ thông báo rằng, “Không quân Ấn Độ đã nghiên cứu kế hoạch này trong một thời gian, nhưng hiện giờ dự định đẩy nhanh tiến trình”.
Đề nghị đã được chuyển tới Bộ Quốc phòng Ấn Độ và đã được xử lý rất khẩn trương, thật may Nga đã nhất trí “luôn và ngay” mà không hề do dự. Giá trị mua sắm sẽ vào khoảng 800 triệu USD.
Su-30MKI là chiếc tiêm kích do Công ty Sukhoi chế tạo riêng cho Ấn Độ đang dược lắp ráp từ những phụ tùng cung cấp bởi phía Nga tại các nhà máy của Công ty chế tạo hàng không Ấn Độ – HAL.
Tổng cộng Ấn Độ bằng cách này đã tiếp nhận 272 chiếc máy bay Su-30MKI. 12 tiêm kích loại này sẽ được mua nguyên chiếc Nga để bù đắp những thiệt hại trong quá trình vận hành.
Liên quan tới MiG-29, dự kiến chúng sẽ được nâng cấp theo bản hợp đồng riêng lên chuẩn MiG-29UPG – thiết kế riêng cho Ấn Độ, bao gồm một vài chi tiết của các máy bay tiền thế hệ thứ 5.
Phiến bản MiG-29 đặc biệt này có buồng lái kính, hệ thống chỉ dẫn mục tiêu tích hợp vào mũ phi công, hệ thống radar mảng pha chủ động. Dự kiến Không quân Ấn Độ sẽ được trang bị thêm một phi đội để bổ sung cho ba phi đội đang vận hành những tiêm kích này.
Rafale khiến tướng lĩnh Ấn Độ thất vọng, muốn mua ngay máy bay Nga
Như vậy, đã xuất hiện mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Ấn Độ. Và hiện giờ họ cần phải chiến đấu, không phải bằng các máy bay tiêm kích Rafale của Pháp với mỗi chiếc có giá thành hơn 200 triệu euro, mà là bằng các máy bay “vô dụng” của Nga.
Chỉ mới đây, tờ The Economic Times của Ấn Độ đã viết rằng các tiêm kích Rafale của Pháp ưu việt hơn nhiều so với những máy bay Su-30MKI về các tính năng chiến đấu. Và họ đã dẫn chứng cả con số thống kê.
Để chặn đầu 01 chiếc F-16 Fighting Falcon của Pakistan phải cần tới 02 chiếc Su-30MKI của Ấn Độ, trong khi để chặn đầu Rafale phải cần tới 02 chiếc F-16 Fighting Falcon.
Nhưng thật kỳ lạ, thực tế lại khác, ở những cuộc không chiến giả định với sự tham gia của các máy bay thật trong các cuộc tập trận chung với Mỹ, Su-30MKI đã cực kỳ xuất sắc.
Mỹ tung vào các trận không chiến những máy bay F-16 và F-15 biến thể tối tân nhất, còn Ấn Độ – Su-30MKI. Và chiến thắng không thể thay đổi được thuộc về Su-30MKI sau những trận chiến diễn tập này. Tỷ số mỗi năm một khác, nhưng phần thắng luôn luôn nghiêng về phía người Ấn Độ.
Thêm vào đó, hóa ra Rafale, bất chấp số tiền khổng lồ 7,9 tỷ euro cho 36 chiếc, vẫn chỉ là con “chim hạc” trên bầu trời. Bản hợp đồng đã được ký vào năm 2016, quá trình bàn giao toàn bộ các máy bay tiêm kích này sẽ phải hoàn tất vào tháng 4/2022.
Lô hàng đầu tiên gồm 4 chiếc máy bay đáng lẽ phải có mặt vào tháng 4 năm nay. Tuy nhiên vì đại dịch CoViD-19, thời hạn này được lùi lại khoảng 3 tháng.
Nhưng căn cứ vào tốc độ lây lan của virus corona tại Ấn Độ, thời hạn mới sẽ được xem xét. Ấn Độ đã phả hơi nóng vào gáy của Nga, quốc gia xếp vị trí thứ 3 trong “bảng xếp hạng đại dịch” thế giới.
Và trong bối cảnh không hề đơn giản này, họ đã nhớ tới người Nga, những người mà cách đây không lâu, có thể nói là đã bị họ phủi tay. Điều này không chỉ liên quan tới sự chỉ trích Su-30MKI, mà cả việc Ấn Độ nghiêng hẳn về phía Mỹ khi quyết định mua sắm khí tài quân sự.
Hoàn toàn có thể hiểu được rằng 36 chiếc tiêm kích Rafale, dù chúng đã được tiếp nhận, và các phi công đã được đào tạo, nhưng cũng không thể tạo được đột biến trong trận chiến với không quân Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc đang sở hữu các tiêm kích J-20 thế hệ thứ 5 mang những tên lửa khá hiện đại.
Cho nên tình huống đối đầu với Pakistan, mà được tờ báo The Economic Times phân tích, đã biến thành cuộc đụng độ với một đối thủ đáng gờm hơn.
Ấn Độ bỏ lỡ tiêm kích thế hệ 5 một cách đáng tiếc
Đáng lẽ Ấn Độ đã có chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5. Từ lâu rồi, hồi thập niên trước, khi gia nhập vào liên doanh Nga-Ấn Độ, Dehli đã có thể tham gia vào việc nghiên cứu chế tạo Tổ hợp hàng không tương lai của Lực lượng không quân tiền phương (PAK DA) phiên bản Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, Ấn Độ gần như không có đóng góp gì cho dự án chung và còn mang ý nghĩa nâng cao năng lực quốc phòng của Ấn Độ nói riêng.
Nguồn: https://12m-15m.org/
Xem thêm bài viết khác: https://12m-15m.org/category/tai-chinh-ngan-hang-bao-hiem
Kênh này lịnh bợ nga
2:07 tố cáo kênh pram
B52 là đồ chơi của Việt Nam
Dung noi an do vn ko lo truoc roi cung kho noi lan co vai chiec su chang tham vao dau
Quân đội ấn độ vừa nhát vừa bạc nhược, nếu đánh nhau với trung quốc thì thua nhanh
Tin vịt thôi. Khai hoả đâu dễ.
Toàn tin vịt
Ông ấn độc rách việc từ trước tới giờ dùng vũ khí Nga rồi thì bây giờ cứ dùng hàng ngày đi
Ấn độ đông dân làm gì,sao ko dám đánh trung quốc
Mới dat mua thôi.dung là chưa do ông nghè đã đe hàng tổng.
Trung quốc chỉ có một số máy bay hay tên lửa mua của Nga là có giá trị thực tế trong chiến đấu … Ngoài ra tất cả là vô nghĩa nếu nói không quá xem thường thì chỉ là một hổn hợp chế tạo vũ khí hiện đại pho to cóp bi không có giá trị hiện hành phát huy được sức mạnh trong chiến đấu … A Di Đà Phật !!!
Ấn Độ là con tốt cho các nước lớn nó thí
ấn độ sao chơi lại Trung Quốc