Skip to content

12m-15m.org

Tin Tức Việt Nam – Thế Giới Lớn Nhất

  • Giải Trí
  • Công Nghệ
  • Ẩm Thực
  • Khỏe Đẹp
  • Môi Trường
  • Bất Động Sản
  • Giáo Dục
  • Khác
    • Công Nghiệp
    • Hành Chính và Dịch Vụ
    • Nông Nghiệp
    • Ô Tô, Xe Máy, Xe Khác
    • Tài Chính, Ngân Hàng, Bảo Hiểm
    • Thông Tin và Truyền Thông
    • Vận Tải
    • Xây Dựng
  • Tin HOT
  • Phim
Menu

Cơ hội đổi mới giáo dục: Học và thi ở các nước phát triển | Tin Tức 24h

Posted on April 29, 2020 by admin



Cơ hội đổi mới giáo dục: Học và thi ở các nước phát triển
TTO – Để kết lại tuyến bài ‘Cơ hội đổi mới giáo dục’, Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu giáo dục trong nước và thế giới, từ đó có những tham chiếu cho quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam.
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương (cựu nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật):
Nhật Bản nhấn mạnh “năng lực sống”
Ở tầm vĩ mô, triết lý giáo dục Nhật được quy định rõ ngay trong điều 1 của Luật giáo dục cơ bản, theo đó phải tạo ra người công dân dân chủ có đầy đủ phẩm chất, năng lực, thái độ phù hợp với nước Nhật Bản “Hòa bình, dân chủ, tôn trọng nhân quyền”.
Gần đây trong Luật giáo dục cơ bản sửa đổi (2006), Nhật Bản nhấn mạnh thêm về “năng lực sống”, trong đó có năng lực tự học, tự mình tìm ra và giải quyết vấn đề trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh chóng.
Thay cho kỳ thi THPT quốc gia như Việt Nam, Nhật tổ chức “kỳ thi thứ nhất”, theo hình thức trắc nghiệm các môn thí sinh cần để vào ĐH, nhưng không xét đậu rớt mà chỉ báo điểm. Các ĐH từ đó tổ chức “kỳ thi thứ hai”, dựa trên điểm số kỳ thi thứ nhất, để sàng lọc sinh viên, thông qua nhiều cách đánh giá như viết luận, phỏng vấn… tùy từng nơi.
Học sinh Nhật cũng đi học thêm nhiều, tuy nhiên những thầy cô dạy thêm ở các trung tâm, gọi là Juku hay trường Yobiko (trường dự bị), là các giáo viên tự do hoặc thuộc cơ sở đó, không thuộc hệ thống trường giáo dục quốc dân. Luật ở đây nghiêm cấm giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông dạy thêm.
Trên lớp, giáo viên Nhật được đảm bảo tự do thực tiễn khi không nhất thiết dạy như sách giáo khoa hay thậm chí là cả chương trình quốc gia. Các trường, địa phương, từng giáo viên có thể thiết kế chương trình riêng với nội dung, phương pháp sáng tạo miễn đúng luật và đảm bảo mục tiêu giáo dục.
Điều này tương đối khác ở Việt Nam với tâm lý giảng dạy là đơn thuần truyền đạt kiến thức thông tin. Vì thế, giáo viên vô hình trung buộc phải dạy hết bài, hết nội dung trong chương trình, sách giáo khoa. Khi phải truyền đạt lượng lớn thông tin trong thời gian có hạn, tất yếu sẽ quá tải.
TS Nguyễn Đông Hải (giảng viên vật lý, ĐH Tennessee Wesleyan, Mỹ):
Mỹ cân bằng 3 yếu tố
Sống và dạy học ở Mỹ hơn 10 năm, tôi biết rằng chương trình ở Mỹ cũng “nặng” không khác Việt Nam là bao. Chẳng hạn môn toán cấp III ở Việt Nam học về logarit, nhiều người nói rằng cao siêu, nhưng ở Mỹ chương trình lớp 11 cũng có nội dung này. Trước đây, dư luận trong nước từng xôn xao việc một chuyên gia đề xuất cho học sinh tiểu học học xác suất thống kê, tuy nhiên con tôi ở Mỹ đã học vào năm lớp 2.
Chương trình không khác nhau là bao nhưng nhìn chung cảm giác học ở Mỹ nhẹ nhàng hơn, mấu chốt nằm ở cách thực hiện. Giáo dục Mỹ cân bằng rất tốt 3 yếu tố: trí lực, thể lực và đạo đức. Về thể lực, các trường chú trọng những giờ thể dục thể thao, không như nhiều trường Việt Nam chỉ xem đây là tiết… cho có, không giúp nâng cao thể chất. Lên cấp II, mỗi học sinh ở Mỹ đều có một hoặc hai môn thể thao sở trường và tiếp tục phát triển ở cấp III và ĐH.
Ngoài tiết thể dục, con tôi cũng có những giờ được trường dành hẳn cho chơi ngoài sân. Trường rất coi trọng và khuyên cha mẹ nên dành thời gian cho con sau giờ học. Có lần, tôi thắc mắc với cô giáo vì sao không giao bài tập về nhà cho con, giáo viên nói rằng ở trường đã học nhiều, buổi tối là lúc để các em dành cho những mối quan tâm khác.
Về đạo đức, chương trình không có những môn đạo đức, thay vào đó các trường chú trọng dạy làm người trong từng phút ở trường. Từ thầy cô đến thủ thư, phục vụ căngtin… mỗi người đều là một nhà giáo dục truyền đạt sự tử tế, tận tâm công việc đến các em, có giá trị hơn nhiều so với các bài giảng đạo đức lý thuyết.
Về trí lực, cần thừa nhận rằng đề thi ở Việt Nam thường rất khó so với kiến thức trong trường. Nhiều em học toát mồ hôi năm 12 nhưng vẫn không dễ dàng vượt qua đề thi, đến cả nhiều thầy cô còn vất vả mới giải xong.
Ở Mỹ, học nhẹ thì thi nhẹ. Dù vẫn có những kỳ thi làm điều kiện xét tuyển vào ĐH như
——————————————–

* Loan Tran VLOGS*
🔸Sách nói
🔸Kỹ năng sống
🔸Những cái hay
🔸Tin tức – thời sự
🔸Thể thao – giải trí
🔸Những điều mới lạ
🔸Khám phá thế giới quanh ta

Liên hệ và Hỗ trợ:
☛ ĐĂNG KÝ KÊNH: LIKE ĐỂ XEM NHIỀU VIDEO HAY HƠN NỮA, MÌNH CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU.
☛ Website:
☛ Youtube:
☛ Facebook:
☛ Khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ: loantran.studio1817@gmail.com

Nguồn: https://12m-15m.org/

Xem thêm bài viết khác: https://12m-15m.org/category/moi-truong

Posted in Môi Trường

Post navigation

Đổi Đời Nhờ Đi Tiên Phong Trồng Táo Đài Loan
Hướng dẫn cắt kiểu tóc Layer bám ngắn hàn quốc tại TƯỜNG BARBER

Related Post

  • Quy trình 6 bước rửa tay đúng cách | UMC | Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
  • KÝ SINH TRÙNG Biến Vật Chủ Thành Z.O.M.B.I.E – Khi Chui Ra Vật Chủ Ngay Lập Tức.. | Ký Sinh Động Vật
  • Bài học giáo dục từ nước Mĩ | Sách và cuộc sống
  • Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 12 Tập Đọc – Mùa Thảo Quả – Trang 113 – 114
  • HỌC TRỰC TUYẾN TH THẠNH AN MĨ THUẬT LỚP 4, TUẦN 23 BÀI XEM TRANH CỦA HOẠ SĨ
  • Môi trường xanh: Hiệu quả từ mô hình xử lý rác thải liên hợp

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Theme Design & Developed By OpenSumo